- Bưởi đỏ tân lạc là cây cho năng suất cao hiếm thấy ở các loại bưởi khác
- Cây có chiều cao khi trưởng thành 1,5 đến 2,5m, tán cây rộng và dài
- Quả to tròn căng mọng, vỏ bưởi khi chín có một màu vàng óng ả khá đẹp, bên trong tép bười màu hồng đỏ, nên rất được người tiêu dụng chọn lựa.
2. Tiêu chuẩn chọn giống
- Khi chọn giống ta chọn những cây có thân cây to khỏe ,lá xanh đẹp không bị sâu bệnh, đầy đủ bộ phận.
- Cây có thể nhân giống bằng 2 phương pháp ghép mắt và chiết cành.
* Chuẩn bị đất và hố trồng
- Bưởi đỏ tân lạc là cây khá kén đất trồng, đây là cây ưa ẩm và ánh sáng.
nên chọn loại đất có độ PH khoảng 5 đến 5,7 . Đất cần tơi xốp và thông thoáng tránh ngập úng
- Hố trồng cây bưởi tân lạc có kích thước 0,6x0,6m
* Thời vụ và mật độ trồng cây bưởi đỏ Tân Lạc
- Mùa mưa là mùa thích hợp nhất để trồng cây bưởi đỏ Tân Lạc
- Mật độ trồng cây là 4mx4m 1 cây
* Cắt tỉa và tạo dáng cho cây
-Khi cây đã có độ cao ổn định ta tiến hành cắt bỏ những cây già yếu chỉ để lại nhưng cành khỏe để phát triển chủ lực cho cay
* Bón Phân cho cây
- Thời gian đầu trồng cây ta đã cần bón lót cho cây 1 lượng phân chuồng ủ hoai, khi cây được 3 đến 4 tháng ta tiến hành cho cây NPk và 0,5kg lân
Cây mới trồng, bón lót 10kg phân chuồng, 0,5kg phân lân, 0,2kg vôi. Lượng phân bón tuỳ thuộc vào tình trạng sinh trưởng của cây:
– Cây 1 – 3 năm tuổi, bón 1 – 3kg NPK (16-16- 8), 0,5 – 1kg super lân.
– Cây 4 -6 năm tuổi, bón 4 -7kg NPK (16 – 16 -8), 0,5 – 1kg super lân.
– Cây 7 -9 năm tuổi, bón 8 -15kg NPK (16 -16 -8), 0,5 – 1kg super lân.
- Cách bón phân như sau:
– Cây từ 1-3 tuổi: phân bón nên pha vào nước, tưới định kỳ 1 – 2 lần/tháng.
– Cây từ năm thứ 3 trở đi, bón 4 lần/năm, bón theo tán cây với lượng phân bón cho mỗi gốc:
- Lần 1, sau khi thu hoạch, bón 10kg phân chuồng kèm 1/3 lượng phân NPK.
- Lần 2, trước khi ra hoa 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK.
- Lần 3, sau khi đậu trái 1 tháng, bón 1/3 lượng phân NPK.
- Lần 4, trước khi thu hoạch 1 – 2 tháng, bón 1 – 2kg Kali.
* Phòng trừ sâu bệnh
– Bệnh thối gốc, chảy mủ: Gây chảy mủ trên gốc, thân, cành phần lớn do nấm Phythopthora spp. Đừng để úng nước.
– Bệnh loét: Triệu chứng gây hại là có vết lõm sâu, lan nhanh do sâu vẽ bùa. Phòng trừ bằng cách vệ sinh vườn, trừ sâu vẽ bùa, khi hoa đậu trái phun thành phần vôi 1%, làm 3 lần, cách nhau 10 – 15 ngày.
– Sâu vẽ bùa (Phylloenis citrella): Sâu non đục vào lá gây nên những đường ngoằn ngoèo, thường đi chung với bệnh loét gây nên. Phòng trừ bằng cách phun thuốc sớm ngay từ giai đoạn lá còn non.
– Bọ xít xanh hại quả (phynchocoris humeralis): Bọ xít chích hút nước quả, làm quả chai sần và rụng. Nên phòng trừ, cấy các ổ kiến vàng vào thân cây, sử dụng Trebon và Applau – Mip.
– Sâu đục thân cành: Sâu đục rỗng thân cành gây chảy mủ, cành chết. Sâu đùn mạt cưa ra ngoài miệng hang. Phòng trừ bằng cách cắt bỏ các cành bị hại nặng trước lúc sâu lột xác thành con trưởng thành, chích thuốc trừ sâu vào lỗ đục (có thể rải ít basudin), dùng móc sắt bắt sâu.
3. Thu hoạch
- Từ lúc ra hoa đến khi thu quả mất khoảng 3 tháng , khi quả chín ta tiến hành thu hoạch và bảo quản để giúp quả có chất lượng tốt nhất.
LIÊN HỆ MUA HÀNG
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG CÔNG NGHỆ CAO VIỆT NAM
Địa chỉ: 75 Đường Ngô Xuân Quảng – Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Hotline: 0971162083
Phương thức thanh toán:
1. Thanh toán bằng tiền mặt tại nơi nhận hàng
2. Thanh toán bằng chuyển khoản liên hệ 0971162083
Lưu ý: Tùy theo đơn hàng và khoảng cách của khách hàng sẽ thu phí vận chuyển.