- Chanh leo là loại cây lạ từ hoa cho đến trái.
- Đặc biệt hương vị của chanh leo một khi đã thưởng thức thì sẽ không thể nào quên được.
- Thay vì mua ngoài chợ tại sao bạn không tự tạo một giàn chanh leo ngay tại nhà để vừa ngắm vừa ăn cho thỏa thích.
- Chanh leo còn có tên gọi khác là chanh dây.
2.Tiêu chuẩn chọn giống
- Chanh leo có thể trồng bằng hạt nhưng tốc đọ phát tiển đến khi thu hoạch sẽ rất lâu
- Chúng ta nên chọn cách dâm cây để tiết kiệm thời gian.
- Nên chọn cây giống cao từ 15cm trở lên
* Cách trồng cây chanh leo
- Do là cây thân leo nên chúng ta sẽ phải làm dàn cho cây để cây khi phát triển có thể leo rộng ra
- Ta chuẩn bị hố trồng rồi đặt cây xuống lấp đất lại, sau đó tưới nước cho cây
- Do là loài cây leo nên cần làm giàn. Có thể làm theo kiểu giàn mướp hoặc kiểu chữ T.
- Giàn kiểu chữ T chanh dây phát triển tốt hơn do ánh sáng tiếp xúc bề mặt tán lớn, hạn chế nấm bệnh.
- Nên làm giàn cao 1,8-2m với các trụ tre, gỗ hoặc bê tông, bên trên căng lưới thép với khoảng cách ô vuông 40 x 40cm cho cây leo.
* Chăm sóc cho cây
- Làm cỏ thường xuyên ít nhất 4 – 5 lần 1 năm, thường xuyên giữ vườn thông thoáng, hạn chế được các loại côn trùng, sâu bệnh gây hại.
- Tăng hiệu quả phân bón.
- Phần bồn và sát gốc nên làm cỏ bằng tay để hạn chế tối đa tác động bộ rễ.
- Khi cây cao được 0,8 – 1m, tiến hành bấm ngọn để cây sinh cành thứ cấp.
- Giữ lại từ 3 đến 5 cành có tình trạng khỏe mạnh và tỏa đều các hướng trên giàn.
- Vào giai đoạn cây bắt đầu phủ giàn, cần thường xuyên cắt tỉa các cành yếu, có dấu hiệu bị sâu bệnh.
- Trong giai đoạn mùa mưa cần phải vặt bỏ các lá già, lá sát gốc nhằm tăng khả năng quang hợp và gây ức chế giúp cây ra nhiều hoa hơn, hạn chế được sâu bệnh ẩn nấp.
* cắt tỉa và tạo dáng cho chanh leo
- Khi cây đã bám thì phát triển rất nhanh ta nên tỉa bớt những lá úa héo , vừa để thoáng cây giúp cây phát triển vừa tạo hình thẩm mĩ cho cây
* Bón phân
- Hòa loãng phân bón và tưới trực tiếp cho cây, tăng dần lượng bón theo tốc độ phát triển của cây.
- Giai đoạn nuôi quả: Hoa sẽ héo sau khi nở 1 tuần và bắt đầu quá trình tạo quả. Giai đoạn từ khi hoa trổ đến tạo quả rồi trái chín sẽ mất trung bình từ 60 – 90 ngày.
- Giai đoạn sau khi đậu quả non: Sử dụng các loại phân có hàm lượng Đạm, Lân, Kali tương đồng hoặc Kali cao như NPK Hà lan chuyên dùng cho chanh dây như: NPK Hà Lan 15.15.15+TE; NPK 17.7.17+TE hoặc NPK 12.12.18+TE sử dụng 100% Kali Sunphat cho chanh dây thơm ngon hơn: bón 0,5kg/cây, bón 2 – 3 lần mỗi tháng (ngừng bón trước khi thu hoạch quả 1 tháng).
* Phòng trừ sâu bệnh hại cho chanh leo
-Chanh leo cũng mắc một số loại bệnh phổ biến như sâu ăn lá, đốm nâu. Bệnh phấn trắng hay thối quả...
– Chanh dây thường gặp một số bệnh như bệnh đốm nâu (brown spot) là loại bệnh phổ biến nhất, do nấm Alternaria passiflorae gây nên, bệnh ghẻ (scab) do nấm Cladosporium horbarum, bệnh đốm do Septoria gây nên.
– Bệnh đốm vi khuẩn do vi khuẩn Pseudomonas passiflorae
- Bệnh sần sùi: Gây ra bởi nấm septoria passiflorae
- Bệnh phấn trắng: gây ra bởi nấm
- Phòng trừ: Đối với các bệnh do nấm gây ra có thể dùng các lọai thuốc: Daconil, Derosal, Tilt, Ridomil Gold…
- Bệnh sần sùi, phấn trắng Có thể sử dụng các loại thuốc Viaphos 80BTN, carbenzim 50HP Vicuron 250SC, Workup 9SL
- Bệnh do vi khuẩn: dùng các lọai thuốc gốc đồng, New Kasuran, Starner…
3. Thu hoạch chanh leo
- Thu hoạch nên tiến hành đồng loạt, thu tất cả các trái gần chín và chín hoàn toàn nhằm đạt trọng lượng trái tối đa cho năng suất cao. Thu hoạch tránh làm cho vỏ quả bị trầy xước cơ học làm ảnh hưởng đến mẫu mã và vi sinh vật gây hại xâm nhập vào trong quả.
- Bảo quản nơi thoáng mát, chọn phân loại quả trước khi đóng hộp vận chuyển.
LIÊN HỆ MUA HÀNG
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG CÔNG NGHỆ CAO VIỆT NAM
Địa chỉ: 75 Đường Ngô Xuân Quảng – Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Hotline: 0971162083
Phương thức thanh toán:
1. Thanh toán bằng tiền mặt tại nơi nhận hàng
2. Thanh toán bằng chuyển khoản liên hệ 0971162083
Lưu ý: Tùy theo đơn hàng và khoảng cách của khách hàng sẽ thu phí vận chuyển.