1. Đặc điểm giống ổi không hạt
- Ổi không hạt là giống mới du nhập vào nước ta.
- Trái có đặc điểm quả dài hình trái lê, da màu xanh sáng, thịt màu trắng ngà, chắc, giòn, thơm, vị chua ngọt, có hàm lượng Vitamin C cao nặng trung bình 300-500gram.
- Gọi là ổi không hạt vì nó đặc ruột không có hạt, nên tỷ lệ sử dụng rất cao
2. Tiêu chuẩn chọn giống
- Cây có thể trồng bằng hạt nhưng tốt nhất là trồng bằng cây ghép hoặc chiết
- Cây giống ổi không hạt nhân bản bằng vô tính hình thức ghép cành hoặc chiết cảnh
- Cây giống ổi không hạt đủ tiêu chuẩn đem trồng là cây cao từ 30-40cm, cây ghép mắt ghép liền, cành ghép đã có lá mầm, lá lộc nẩy rõ.
-Chiều cao mắt ghép tối thiểu 15 cm. Chú ý khi trồng chỉ cần để từ 2-4 mắt mầm là tốt nhất.
- Cây giống ổi không hạt chiết có chiều cao từ 40-60cm
* Thời vụ và mật độ
- Với đặc tính dễ sống và độ thích khi cao, cây ổi không hạt có thể trồng gần như quanh năm, đặc biệt là khi trồng trong vườn, chăm sóc chu đáo.
- Mật độ trồng cây ổi
- Cây ổi được trồng theo hàng với khoảng cách hàng cách hàng 4 – 5m. Khoảng cách giữa hai cây là 3 – 4m tương đương với 350 – 400 cây/ha.
- Không nên trồng quá thưa sẽ tốn diện tích canh tác, tăng thêm chi phí chăm sóc gây lãng phí phân bón
* Làm đất vào hố trồng
- Đất cần tơi xốp, thoáng, giữ nước tốt, tầng canh tác dày trên 50 cm; đặc biệt đất phù sa, đất thịt, đất đỏ bazan rất tốt cho cây ổi phát triển.
- Cây ổi trên đất này thường có vị ngon ngọt đậm hơn bình thường.
- Hố trồng có kích thước chuẩn là 60x60x60cm
* Chăm sóc cho cây
- Tưới nước
- Ổi không hạt ưa ẩm nên bạn cần phải đảm bảo độ ẩm cho cây nhất là thời kì mới trồng, ra hoa đậu quả.
- Mùa khô cần tăng lượng nước tưới còn mùa mưa thì chú ý phải tháo hết nước ngay sau mỗi trận mưa vì cây không chịu được ngập úng.
- Bón Phân
-Để cho cây ra nhiều trái và chất lượng quả to đồng đều ngoài việc tưới nước bạn cũng cần có chế độ bón phân định kì hàng năm.
- Lượng phân bón tùy theo độ màu mỡ của đất và tình trạng sức khỏe của cây.
- Theo kinh nghiệm của một số nhà vườn thì họ kết hợp bón phân gà công nghiệp với phân NPK cho ổi nặng 500 - 700 g đều khắp cả vườn.
- Năm 1: Bạn tiến hành bón phần định kì 2 tháng/lần. Với lượng NPK là 150g/ cây và 70 g KCl/cây.
- Năm 2: Bạn tăng lượng phân bón lên 400 g NPK /cây và 120 g urê và 150 g KCl/cây. Định kì 3 tháng bón 1 lần.
- Năm 3 trở đi: Định kì 4 tháng một lần bón phân sau thu hoạch và tỉa cành. Hàm lượng phân bón lúc này cần 220 g NPK/cây cộng với 120 g urê và 150 g KCl/cây
* Cắt tỉa cho cây
- Với việc cắt tỉa cho cây sẽ giúp cho cây thoáng mát phát triển nhanh, ra quả nhiều
- Khi cây con đã được 3 tháng lúc này những cành mới đã khá dài. Bạn nên cắt bỏ 1.2 chiều dài của cây để chúng đâm ra nhánh thứ 2 ( cành cấp 2).
- Chờ cho các cành cấp 2 này thành thục bạn lại tiếp tục cắt ngọn cho ra cành cấp 3.
- Cứ như thế bạn có thể tạo ra cành cấp 4-5.
- Thường ở vị trí nách cặp lá thứ 4 hoặc thứ 5 cây sẽ cho ra 1 - 2 cặp nụ hoa.
- Việc tỉa cành cũng nên loại bỏ những chồi nhỏ yếu, sâu bệnh chỉ nên giữ lại mỗi cây 3 - 4 cành cấp I, 8 - 10 cành cấp II và hệ thống cành cấp III đều các hướng.
3. Thu hoạch và bảo quản
- Ổi thành phần khi chín có dạng thuôn dài, vỏ láng mịn màu xanh sáng.
- Bên trong thịt trái màu trắng ngà, chắc, giòn, vị chua ngọt.
- Bạn tiến hành tỉa nhẹ nhàng từng đợt quả chín cho đến khi hết.
- Bảo quản ổi ở nơi thoáng mát để giữ được độ tươi ngon.
LIÊN HỆ MUA HÀNG
TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG CÔNG NGHỆ CAO VIỆT NAM
Địa chỉ: 75 Đường Ngô Xuân Quảng – Thị trấn Trâu Quỳ - Gia Lâm - Hà Nội
Hotline: 0971162083
Phương thức thanh toán:
1. Thanh toán bằng tiền mặt tại nơi nhận hàng
2. Thanh toán bằng chuyển khoản liên hệ 0971162083
Lưu ý: Tùy theo đơn hàng và khoảng cách của khách hàng sẽ thu phí vận chuyển.